Giao dịch điện tử đã và đang ngày càng lớn mạnh và phát triển. Để đáp ứng nhu cầu ngày một lớn về loại hình giao dịch này, chữ ký số cũng dần được thay đổi và có những cải tiến vượt bậc. Tuy nhiên việc đa dạng hóa chữ ký số lại khiến người dùng tự hỏi: Đâu mới là loại phù hợp cho bản thân mình sử dụng? Để giải quyết vướng mắc này, hôm nay người viết sẽ đưa ra một vài lời khuyên nhỏ để bạn đọc cân nhắc sử dụng.
Trước tiên chúng ta cần hiểu chữ ký số là gì?
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử nhưng có nguyên lý hoạt động phức tạp hơn và được dùng để xác nhận danh tính của người sử dụng. Chữ ký số gồm một khóa công khai và một khóa bảo mật thuộc hệ thống mã không đối xứng, chứa các thông tin công khai và riêng tư của khách hàng. Những thông tin này không thể bị sao chép hay xóa bỏ khỏi chữ ký số.
Hiện nay, có bao nhiêu loại chữ ký số thông dụng?
Có hai loại chữ ký số phổ biến nhất hiện nay, đó là USB Token và chữ ký số HSM.
USB Token là một loại chữ ký số được chứa trong một thiết bị mang hình dáng giống như chiếc USB thông thường, tuy nhiên lại có cấu tạo tương đối khác biệt. Nếu như USB có thể được dùng để sao chép hoặc xóa bỏ thông tin bên trong thì với USB Token, người dùng lại tuyệt nhiên không thể chỉnh lý hay hủy bỏ những thông tin này. Bởi đó là chuỗi những câu lệnh phức tạp, được dùng để xác nhận danh tính người sử dụng (đã được cài trong thiết bị USB Token).
Chữ ký số HSM là một hình thức ký số trực tuyến trên nền tảng công nghệ đám mây được kiểm chứng bởi các tiêu chuẩn quốc tế về độ an toàn và bảo mật thông tin. Khi người dùng xác định sử dụng loại chữ ký số này, họ sẽ đăng ký một tài khoản trên hệ thống quản lý, sau đó thực hiện ký số online. Với loại chữ ký số này, người dùng có thể tay không thực hiện ký số mọi lúc và mọi nơi.
Đối với các cá nhân thì nên sử dụng loại chữ ký số nào?
Tùy vào mục đích sử dụng mà từng hình thức ký số có thể phát huy tối đa lợi ích cũng như vai trò của nó đối với người dùng. Do đó, để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất, người đọc cần xác định nhu cầu cũng như mục đích của mình là gì.
Chữ ký số HSM có tốc độ ký và khả năng xuất hóa đơn nhanh chóng. Tuy nhiên với chi phí lắp đặt và triển khai lớn, chữ ký số HSM phù hợp dành cho các doanh nghiệp sử dụng hơn. Còn đối với các cá nhân không cần ký số có quy mô lớn thì nên sử dụng USB Token. Bởi chi phí đầu tư cho loại thiết bị này tương đối nhỏ, chỉ mất khoảng 500 nghìn đồng mà được sử dụng trọn đời. Bởi vậy, nếu xét về mặt khấu hao tiêu dùng, thì người sử dụng được hưởng lợi ích từ chi phí hơn rất nhiều.
Như vậy, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng chữ ký số để ký số nhiều hay ít mà người đọc có thể đưa ra quyết định và lựa chọn đúng đắn nhất, phù hợp nhất và thông minh nhất.
https://kenhbangai.net/